top of page
mandarin-oriental-bangkok-history-6.jpg

XIÊM

images_edited.png
Thau-Chin-o-Xiem.jpg

Bác lấy bí danh ở Xiêm là ‘Thầu Chín’ (Ông Chín). Dù điều kiện sống khi ấy còn nghèo khổ, Người không quản khó khăn cùng những người dân trong vùng ra đồng lao động, tưới rau, bắt cá để sinh sống như một nông dân thực thụ. Ở đây, ta sẽ luôn thấy được phẩm chất cao quý sáng ngời và sự giản dị của một vĩ nhân thế kỷ ở Nguyễn Tất Thành. 

(2) Hành trình theo chân Bác, NXB Trẻ

(Khách sạn Drayton Court, Anh hiện nay)

khu-tuong-niem-chu-tich-ho-chi-minh-ivivu-1.jpg

Bản Mạy thuộc tỉnh Nakhon Phanom là nơi Bác chọn để tổ chức phong trào cách mạng cứu dân cứu nước vì ở đó có những người dân Việt kiều đang sinh sống. Mục đích chủ yếu của Bác tại nơi đây xoay quanh tập hợp và tổ chức lực lượng cách mạng của kiều bào, gây dựng niềm tin và khơi dậy lòng yêu nước mạnh mẽ cho những người con Việt Nam ở Xiêm. Từ năm 1928, Bác thành lập một trường dạy cho các con em cán bộ Việt kiều, nhằm đào tạo, chăm sóc và nâng cao nhận thức các em để trở thành những người cán bộ hoạt động lâu dài cho đất nước.

5p04_fmt.jpg

Ngôi nhà của Nguyễn Tất Thành, cách Làng Hữu nghị Việt - Thái không xa hiện đã trở thành một Di tích lịch sử của tỉnh thành ở Thái Lan. Thậm chí cây khế to sai trĩu quả do chính tay Bác trồng từ năm 1928, đến nay đã gần 100 năm. Thêm nữa, với tình cảm yêu kính Bác, bà con Việt kiều đã trăn trở rất lâu, mong muốn dựng lại Khu di tích về Bác tại làng Noỏng Ổn. Năm 2003, với số tiền quyên góp từ bà con cùng sự đồng ý của chính quyền địa phương, Khu di tích đã được tiến hành xây dựng. Bên cạnh khu nhà chính, một ngôi nhà khác được dùng để đặt bàn thờ Bác, trong đó đặt trang trọng tấm ảnh Bác với đôi mắt sáng và chòm râu bạc, khiến ai đến thắp hương tưởng nhớ đều rưng rưng lệ. 

bottom of page