top of page
manhattan-1931-up-1614153788 (1).jpg

HOA KỲ

Mỹ.PNG
anh-1.jpg

Tại thành phố Boston, vùng hải cảng thuộc bang Massachusetts, sau khi đọc và nghiền ngẫm Bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 chủ yếu do Thomas Jefferson - vị tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ viết, người thanh niên Việt Nam trên hành trình đi tìm đường cứu nước đã được gợi nguồn cảm hứng lớn lao. Người trích nội dung tinh túy nhất, cốt lõi nhất trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ làm lời mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Cũng từ đây mà ngọn lửa quyết tâm và khát khao đưa Việt Nam đến sự thống nhất, toàn vẹn non sông của Người vốn đã rực rỡ nay còn cháy bỏng hơn nữa. 

Emily-1.jpg

Theo một số tài liệu, Nguyễn Ái Quốc đã đôi lần đến Potomac, một dòng sông nổi tiếng của Hoa Kỳ chảy qua Washington rồi đổ ra Đại Tây Dương, trong khoảng thời gian ở Mỹ những năm về trước. Sau này, chính dòng sông ấy đã khắc ghi tấm gương trường tồn của một người đàn ông để phản đối chiến tranh ở Việt Nam đã anh dũng tự thiêu trước Lầu Năm Góc - Norman Morrison. Ông cũng chính là biểu tượng hoà bình bất tử trong bài thơ ‘Emily, con ơi!’ của tác giả Tố Hữu mà thế hệ sau này của đất nước biết đến. 

dedlib-le.jpg

Có một sự thật rằng khi đến thăm bức tượng khổng lồ Nữ thần tự do, món quà biểu trưng cho tấm lòng của người Pháp đối với công cuộc đấu tranh giành tự do của nhân dân Hoa Kỳ, Bác đã ghi cảm tưởng về sự thật đáng buồn khi lý tưởng cao cả kia đã và đang luôn luôn bị chà đạp. Bác viết: “Ánh sáng trên đầu Thần Tự do toả rộng khắp trời xanh, còn dưới chân Thần thì người da đen bị chà đạp. Bao giờ thì người da màu hết bị chà đạp? Bao giờ thì người da màu và người phụ nữ mới được bình đẳng? Bao giờ mới có sự bình đẳng giữa các dân tộc?” Điều này gợi lên sự xúc động vô bờ khi ta biết được rằng chàng trai Nguyễn Tất Thành với niềm mong mỏi cứu lấy đất nước khi chỉ mới thanh niên vốn đã hiểu rõ những bất công và chèn ép trong bất cứ xã hội nào, nhưng vẫn một lòng hướng về sự tự do và yên bình cho nhân dân, cho dân tộc. 

bottom of page